Ngày đăng: 10:28 AM 30/11/2018 - Lượt xem: 9991
Gỗ mun là một loại gỗ cao cấp khai thác từ cây mun và được sử dụng để làm các đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ giá trị cao không chỉ tại Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Ngoài ra gỗ có màu đen đặc trưng, vân đều, đẹp, gỗ rất chắc, nặng chính vì vậy khi khai thác không thể thả trôi theo dòng sông hoặc suối như một số loại gỗ rừng thông thường.
Đây cũng là một loại gỗ không bị mối mọt, không mục, rất bền với điều kiện tự nhiên, càng sử dụng gỗ càng sáng bóng, không bị cong vênh, khó xây xước, gẫy vì gỗ rất chắc.
Tỷ trọng gỗ mun sừng được tính toán trung bình là 955kg/1m3, lực nén cần thiết để tạo một lỗ sâu 1cm và đường kính 1cm trên gỗ cần một lực nén khoảng 1,3 tấn.
Còn đối với gỗ mun hóa và gỗ mun sọc thì độ chắc và tỉ trọng giảm xuống một chút.
Chính vì vậy khi hỏi loại gỗ này có tốt không thì có rất ít các gỗ tự nhiên quý hiếm và tốt như gỗ mun.
Theo bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng(Ban hành kèm theo quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1997 và quyết định 334/CNR ngày 10/5/1988 của Bộ Lâm Nghiệp) thì gỗ mun thuộc nhóm I cùng với các loại gỗ quý hiếm khác như: Gỗ gụ, gỗ hương, gỗ muồng đen, gỗ hoàng đàn, gỗ cẩm lai,….
Cây mun hay còn gọi với các tên phổ biến như mun sừng, mun đen, mun sọc,… và có tên khoa học là Diospyros mun, đây thuộc họ thị, cây rụng lá, chiều cao của cây trưởng thành khoảng 10 – 15m, thân có đường kính 0,3-0,5m, gốc bạnh vè, vỏ màu đen và nứt dăm dọc thân.
Lá cây hình bầu dục và mềm, chiều dài một lá khoảng 6cm, chiều rộng khoảng 2cm, lá mọc cách theo cuống, khi khô có màu đen chứ không phải màu xám hoặc nâu như một số cây gỗ khác.
Hoa mun tương đối nhỏ, mọc ở nách lá có màu vàng, hoa cái và hoa đực mọc riêng lẻ với việc hoa cái mọc đơn độc còn hoa đực mọc thành khóm khoảng 5 hoa, hoa thường mọc vào khoảng tháng 7, và cây non mọc bằng hạt ở xung quanh gốc cây chính vì vậy mun thường mọc thành đám.
Cây mun phát triển chậm, tốt hơn những nơi thoáng, ưa sáng.
Hiện nay gỗ mun được chia làm một số loại theo đặc điểm bên ngoài và cách gọi của từng địa phương, quốc gia như: Gỗ mun đen, gỗ mun sừng, gỗ mun sọc, gỗ mun hoa, gỗ mun da báo,….
Cây mun được phát hiện chủ yếu tại Việt Nam gần như là một cây bản địa phân bố trong tự nhiên và rừng trồng tại một số tỉnh như: Nghệ An, Quảng Bình, Khánh Hòa, Hà Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái,…
Một số thành phố lớn cũng trồng loại cây này ở đường phố, công viên, danh lam thắng cảnh để trẻ em và người dân biết nhiều hơn về loại cây quý giá cần được bảo tồn này.
Ngoài ra hiện nay loại cây này còn được trồng tại một số quốc gia Châu Phi như Nam Phi, Ai Cập, Lào, Ấn Độ,… với mục đích khai thác lấy gỗ xuất khẩu.
Thời kỳ cổ đại loại gỗ này được phát hiện trong lăng mộ cổ Ai Cập với các đồ tế lễ chôn cất cùng các vị vua, tới thế kỷ 16, loại gỗ này được các tôn giáo như: Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Đạo Hồi,… sử dụng làm các đồ trang trí nội thất, tượng,…
Hiện nay gỗ mun được ứng dụng trong điêu khắc các đồ nội thất cao cấp như bàn ghế, tủ, sập, cửa gỗ, sàn,…
Hiện nay gỗ mun được sử dụng làm các loại đồ thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, tủ, và các đồ nội thất cao cấp khác,… với giá trị kinh tế cao.
Cây mun đang bị khai thác tận diệt tại rừng tự nhiên của tất cả các quốc gia có loại cây này chính vì vậy nhiều quốc gia liệt loại cây này vào dạng cấm khai thác và cần bảo tốn như:
Hiện nay giá gỗ mun trên thị trường giao động theo nguồn hàng nhập, chính vì vậy để có giá chi tiết theo từng thời điểm, bạn hãy liên hệ đến Hotline của chúng tôi để có được giá chuẩn nhất.
Ngoài ra trên thị trường cũng có rất nhiều các sản phẩm làm từ gỗ mun được bày bán như bàn ghế, vòng cườm đeo tay, đĩa tứ linh, hộp trà, lục bình,.. làm bằng gỗ mun và bạn có thể tham khảo giá sản phẩm trên Vật Giá để có những lựa chọn tốt nhất.